MÔN HỌC

Ý Nghĩa Ngôn Từ Của Âm Nhạc (Phần 2)

Phần tiếp theo với chủ đề ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc sẽ mang lại cho bạn những kiến thức mới về lĩnh vực mà bạn đang yêu thích. Hãy cùng với Suối Nhạc Quang Trung khám phá thêm nhé.

ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc

1.Rap & hip-hop – Nguồn cảm hứng thể hiện bản thân

Rap, một hiện tượng âm nhạc đã được thổi bùng lên trong giai đoạn cuối thế kỷ 20, đã thu hút và lôi cuốn giới trẻ cả thế giới theo một phong cách mới, phóng túng và mang đầy chất cá tính. Giới trẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài lực hấp dẫn này, cũng đã từng gật đầu, lắc vai theo những nhịp hát vần sôi động của rap, cũng có những điệu nhảy rap và break dance sôi động và đã trở thành một phong trào, một thứ mốt trong giới học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, nhạc rap là gì cũng như nguồn gốc ra đời của nó thì không phải ai cũng biết.

ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc

Ngày nay, nếu bạn hỏi bất kể ai về định nghĩa của “rap”, có lẽ họ sẽ đều mô tả rằng đó là một thể loại nhạc mà người hát đọc thuộc lòng những câu được gieo vần nối tiếp nhau theo một giai điệu. Đó là một dạng biểu cảm bằng lời nói có xuất xứ sâu xa từ trong văn hoá châu Phi cổ và tập tục truyền miệng. Trong lịch sử của rap, nó chỉ xuất hiện ở Mỹ, nhưng luôn là một số cách thức tập luyện hoặc giao đấu với nhau bằng lời nói theo kiểu đối đáp có vần trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi (còn gọi là người Mỹ da đen).

- Từ sự phối ghép thể loại

Nhạc rap hiện đại có nguồn gốc trực tiếp trong cách nói vần được lồng các giai điệu trong thể loại nhạc nhảy mạnh reggae có xuất xứ từ Jamaica.

- Một phong cách mới

Trong những ngày đầu tiên, những thanh niên trẻ dự tiệc đã bắt đầu thuộc lòng và nói theo các tiết tấu nhạc nói phổ biến và sử dụng những từ lóng của thời đó.

ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc

Khi hiện tượng này phát triển mạnh, các kiểu hò hét trong bữa tiệc trở nên công phu và trau chuốt hơn, do các DJ muốn tạo ra sự khác biệt của mình và bắt đầu kết hợp một chút lời nói vần – ‘Davey D is in the house/An he’ll turn it out without a doubt.’ Không lâu sau, mọi người đã bắt đầu rút ra những giai điệu nói vần từ các vần “bộ tá” (dozens) và vần ”sân trường” (schoolyard) trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Nhiều người đã thay đổi một chút và tuỳ chỉnh các vần để phù hợp hơn với không khí tiệc dancing.

- Cơ hội thể hiện bản thân

Rap được giới trẻ đón nhận vì nó mang lại cho những thanh niên trẻ trong các khu ngoại ô ổ chuột của New York một cơ hội thể hiện bản thân mình một cách tự do. Về cơ bản, đó cũng là lý do vì sao bất kỳ một trò chơi gieo vần/ứng đối được đề cập ở trên đều chứng tỏ được sự hấp dẫn của nó trong quá khứ.

Quan trọng hơn, đó là một dạng nghệ thuật có thể gần gũi với bất kỳ ai. Một người không cần nhiều tiền hay những tài sản sang trọng để hát theo kiểu nói vần. Họ cũng không cần phải đầu tư vào các khoá học, hay cái gì đó tương tự. Hát rap đã trở thành một kỹ năng của lời nói, có thể được luyện tập và nâng cao đến độ hoàn thiện ở hầu như mọi lúc và mọi nơi.

ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc

Rap cũng trở nên phổ biến vì nó mang lại những cơ hội thử thách không có giới hạn. Nó không có một bộ nguyên tắc thực sự nào, ngoại trừ tính nguyên bản và những lời nói vần trùng theo nhịp điệu nhạc. Bất cứ thứ gì cũng có thể đưa vào rap.

Sau cùng, rap, do tính chất bao gồm tất cả của nó, đã cho phép đưa cá tính vào âm nhạc một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn uể oải, bạn có thể rap ở nhịp điệu chậm. Nếu bạn cảm thấy hoạt bát, bạn có thể rap ở nhịp nhanh. Không có người nào rap giống nhau, thậm chí kể cả khi đọc theo cùng một vần điệu. Có rất nhiều người đã thử và bắt chước phong cách rap của một ai khác, nhưng thậm chí như vậy, phong cách của họ vẫn biểu thị một cá tính rất riêng.

Rap tiếp tục được phổ biến trong giới trẻ thành thị hiện đại cũng với cùng các lý do đã mang đến sự dấp dẫn của nó từ những ngày đầu: đó vẫn là một dạng tự biểu cảm dễ gần gũi và cảm nhận, có thể khiến người nghe đánh giá một cách tích cực. Do rap đã được phát triển thành một chủ đề lớn, nó được truyền tải rất nhiều ảo vọng hư cấu về một sự giải thoát nhanh chóng khỏi sự nghiệt ngã của cuộc sống thành thị. Có nhiều đứa trẻ trong giai đoạn này đã tin rằng tất cả những gì chúng cần làm chỉ là viết ra một vài vần điệu ”tươi trẻ” (fresh – từ lóng của dân đường phố chỉ nội dung hay) là có thể đổi đời.

- Hip-hop, chiếc nôi của rap

Đến lúc này, tất cả những tiến triển nói trên đã có thể được hiểu như sự hình thành của thể loại hip-hop. Trong suốt lịch sử, các thể loại âm nhạc bắt nguồn từ những cộng đồng người da đen tại Mỹ luôn đồng hành với một sắc thái văn hoá nhóm (subculture) phản ánh các hoàn cảnh kinh tế, chính trị và xã hội của thời điểm mà nó hình thành. Rap cũng không phải là ngoại lệ của quy luật này.

Hip-hop chính là văn hoá mà từ đó rap được hình thành. Ban đầu, nó bao gồm bốn thành phần chính; nghệ thuật vẽ lên tường (graffiti art) chủ yếu là dùng sơn xịt, nhảy break dance (kiểu nhảy kết hợp các động tác thể dục tự do, uốn dẻo, các động tác của kịch câm và của người máy), âm thanh DJ (ngắt âm và các tiếng động, chủ yếu là âm thanh chà mạnh đĩa hát vào đầu đọc, hay động tác di đĩa) và hát vần điệu rap (emceeing).

Hip-hop là một phong cách sống với một bộ ngôn ngữ, kiểu ăn mặc, nhạc điệu, tư tưởng của riêng nó và luôn phát triển không ngừng. Ngày nay, nhảy break dance và vẽ tường không còn nổi bật trong nhạc rap, cũng như các từ ‘rap’ và ‘hip-hop’ đã có thể sử dụng thay thế cho nhau. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tất cả các khía cạnh của văn hoá hip-hop vẫn tồn tại. Chúng chỉ phát triển lên thành những cấp độ mới

ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc

- Đài phát thanh da đen, cơn gió thổi bùng ‘ngọn lửa’ rap

Hip-hop tiếp tục trở thành một phản ứng trực diện của tuổi trẻ với một thế hệ già hơn, khi họ phủ nhận những giá trị và nhu cầu của giới trẻ. Ban đầu, tất cả các thể chính của hip-hop đều là những dạng biểu cảm bản thân. Động lực thúc đẩy đằng sau tất cả các hành động này chính là nhu cầu muốn được người khác lắng nghe và nhìn nhận của con người. Hip-hop xuất hiện nhờ vào một số thay đổi sắc thái chính đã diễn ra trong loại hình nhạc radio phát thanh của người da đen vào đầu những năm 70.

- Phát triển phong cách theo thị hiếu khán giả

Trong những ngày đầu, những người hát nhạc rap thường “xổ” liên tục vào micro trong hàng giờ mỗi lần trình diễn. Hầu hết các vần điệu được viết trước, nhưng khi bế tắc, họ có thể đọc cả một trang báo theo vần. Những người hát nhạc đầu tiên bắt đầu đưa những tiếng hò hét vào cùng các nhịp hát đều, và sau đó kết hợp thêm các đoạn lời vần ngắn mang tính hài hước (limerick) tương tự như hát vè. Tiếp sau, các đoạn vần điệu này được chuẩn bị công phu và trau chuốt hơn, với các đoạn hợp xướng giai điệu kiểu như.

Hầu hết các MC thời đó đều lấy vần theo một nhịp 4, trái ngược hẳn với những kiểu vần phức tạp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, những ca sĩ rap ban đầu này đã có những nỗ lực lớn để hoàn thiện nghệ thuật biểu cảm bản thân. Thời đó chưa có những hành động theo kiểu “vồ chộp” giá đỡ micro và nhảy quanh sân khấu.

Khoảng cuối thập kỷ 70, dường như nhiều thể loại của hip-hop đều mang tính biểu hiện bản thân. Nhạc rap khi được phổ biến đại chúng đã mất đi tính chất này.

Ban đầu, đám đông khán giả đã hát theo giai điệu của một số bài hát phổ biến. Khi tiêu chí các ‘giai điệu nổi bật trong tháng’ được ra đời, các nhóm nhạc này bắt đầu phát triển thêm nhiều kiểu trình diễn và giai điệu vần công phu hơn nữa, nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.

Việc giới thiệu các băng đĩa rap vào đầu những năm 80 đã đem lại một ý nghĩa mới cho thể loại nhạc hip-hop. Nó cũng mang lại cho những người tham gia hát nhạc rap sự ủng hộ và khích lệ từ những khán giả luôn bận rộn, không thể đi xem các buổi diễn. Các đĩa nhạc rap đã truyền cảm hứng để những người yêu hip-hop đưa nó lên một tầm cao mới, vì giờ đây họ đã có cơ hội kể cho cả thế giới nghe những câu chuyện bằng vần điệu của mình. Nó giúp những ca sĩ rap thoát ra khỏi cuộc sống nghèo nàn ở các khu phố của người da đen. Chính nhờ những động lực này, rap đã trở thành một hiện tượng âm nhạc bùng phát trên toàn cầu trong giai đoạn cuối thế kỷ 20 như chúng ta đã biết.

2. Nhạc Jazz

Nhạc jazz được khởi nguồn từ đâu ? Nhạc sỹ nào, xã hội nào, nền văn hoá nào đã tạo nên jazz ?

Jazz là một nét văn hoá bản xứ ban đầu chỉ của riêng người Mỹ và đã được tạo ra bởi người Mỹ. Âm nhạc phương Tây và châu Phi là nơi đã gieo hạt nên jazz, nhưng chính văn hoá Mỹ mới là nơi jazz nảy mầm và phát triển. Jazz không phải là loại nhạc của người da trắng, cũng chẳng phải là của người da đen, mà nó là cả một câu chuyện về những phong tục, di sản và cả triết học.

ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc

Trong suốt những năm đầu tiên phát triển của đất nước Mỹ, chế độ sở hữu nô lệ được coi là một chuẩn mực. Nô lệ bị ép buộc đến từ châu Phi phải làm việc vất vả trong các đồn điền của người Mỹ. Những nhạc công và những tài năng âm nhạc trong số đó đã học được rất nhanh nền âm nhạc vốn có sẵn của phương Tây, cùng lúc đó, âm nhạc phương Tây cũng đã có không ít bài học về âm nhạc Phi châu.

Nền văn hoá sơ khai của châu Phi coi trọng âm nhạc hơn phương Tây rất nhiều. Âm nhạc là một khía cạnh quan trọng trong những hoạt động hàng ngày của thổ dân châu Phi. Thổ dân châu Phi rất coi trọng các hoạt động theo nhịp điệu khá phức tạp và tiến bộ dựa trên một ca từ và giai điệu đơn giản. Những nét nhịp điệu này đã gắn liền với nô lệ châu Phi trong suốt thời gian họ bị bắt ép làm nô lệ ở Mỹ.

Bên cạnh việc tìm các nhạc cụ mới, các nhạc sỹ châu Phi cũng đã mở rộng mình để tìm hiểu âm nhạc của phương Tây. Sự mở rộng này là khởi nguồn nảy mầm của nhạc jazz. Những ca từ, giai điệu, nhịp điệu, và cả văn hoá Tây phương không ít thì nhiều cũng đã dần thấm vào những người da đen. Tất nhiên, các nhạc sỹ da trắng cũng đã bị ảnh hưởng nhiều khi nghe nhạc của người da đen. Thời gian trôi qua, và sự trao đổi âm nhạc này đã tạo ra Jazz.

ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc

Ngày nay, ở đâu đấy chúng ta vẫn còn bắt gặp những nét nhạc cổ xưa của Phi châu trong Rock và Jazz. Ví dụ, chúng ta có thể thấy phương pháp œgọi và trả lời” được biến tấu khi ca sỹ hát chính hát một đoạn nhạc và sau đó cả nhóm đồng ca hát phụ hoạ lại (giống như những câu hỏi và trả lời).

Có thể phân loại kỹ thuật nhạc Jazz thành 3 loại chính là :

a. Jazz giai điệu :
- Kỹ thuật kéo dài giai điệu ca khúc
- Thêm lời ( Vào đầu, Giữa, hoặc cuối ca khúc.)
- Thay đổi Giai điệu
- Thêm những nốt luyến láy
b. Jazz hoà âm.
- Thay đổi hoà âm của một số nhạc cụ.
- Thay đổi hoà âm của cả dàn nhạc.
- Thay đổi hợp âm Trưởng thành thứ
- Thay đổi hợp âm Thứ thành Trưởng.
c. Jazz kiểu phát triển hoặc sáng tác mới.
- ReCover những bài nhạc cũ.
- Dịch giọng các bài nhạc cũ.

3. Nhạc techno

Nhạc techno, hay electronica, hay nhạc điện tử, cũng chỉ là những cái tên khác nhau của cùng một khái niệm. Đấy là loại nhạc sinh ra từ đời sống công nghiệp, và được sử dụng như một liều thuốc giảm đau cho chính những kẻ sinh ra nó.

Năm 1920, thiên tài điện tử người Nga Leon Theremin sáng chế máy tổng hợp âm thanh (synthesizer), thứ mà ngày nay ta quen gọi là œđàn organ điện tử. Sự ra đời của thứ máy lai ghép giữa nhạc cụ và thiết bị điện tử này đã khẳng định hướng phát triển cho nhạc techno, với nguyên tắc căn bản là tạo ra những âm thanh lạ tai, không có thật. Tuy đã có nền móng từ đó, song phải sau Thế chiến 2, nhạc điện tử (electronica) – tên gọi chung của tất cả những loại nhạc xây dựng trên cơ sở synthesizer – mới có một hệ thống lý thuyết tương đối vững chắc do Karlheinz Stockhausen xây dựng.

ý nghĩa ngôn từ của âm nhạc

Piano điện được phát minh năm 1958, đàn synthesizer được cải tiến hoàn thiện năm 1965 bởi Robert Moog (giờ đây có một âm sắc điện tử khá phổ thông mang tên ông). Và những tên tuổi như Steve Reich, Phillip Glass (Mỹ) thì được ghi công như những người đầu tiên nghĩ ra cấu trúc œgiai điệu và tiết tấu lặp đi lặp lại mà ngày nay ta quen gọi là loop.

Có thể tóm lược những thành tố cơ bản của nhạc techno như sau: loop + âm sắc điện tử (nhân tạo) + tiếng động mô phỏng tự nhiên.

Dẫu cho techno có phân nhánh ngày càng phức tạp, thì những thành tố chính trên vẫn được giữ lại, có chăng là ở những nồng độ đậm nhạt khác nhau.

Hi vọng qua 2 phần của bài viết này, Suối Nhạc Quang Trung đã mang lại một lượng kiến thức nhỏ nhoi nào đó để đáp ứng nhu cầu tìm hiểu rõ hơn về âm nhạc mang lại cho cuộc sống của chúng ta.

Nguồn: http://pianominhthanh.com/suoi-nhac/y-nghia-ngon-tu-cua-am-nhac-phan-2/

     

CÔNG TY TNHH TM MINH THANH P.I.A.N.O
GPKD số: 0303233525 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp lần đầu ngày 08/04/2004
Địa chỉ: 369 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TPHCM
CN 1: 779 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q. Tân Bình, TPHCM
CN 2: 1129b Trần Phú, P. Lộc Tiến, Tp. Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng 
 
 
 
Chấp nhận thanh toán
visabaokimmastercardnganluong