Âm nhạc chính là một bộ môn nghệ thuật dùng âm thanh để diễn đạt tình cảm, xúc cảm của con người chúng ta. Nó được chia thành hai thể loại chính: thanh nhạc và khí nhạc.
Thanh nhạc là gì? Nó chính là âm nhạc, dựa trên lời hát để thể hiện rõ ý tưởng và tình cảm từ bên trong bản thân. Còn khí nhạc cũng là âm nhạc, nhưng được dựa trên âm thanh thuần tuý của các nhạc cụ, nên rất trừu tượng, gây cảm giác và sự liên tưởng cho người nghe.
Ký hiệu âm nhạc là toàn bộ các dấu hiệu cũng như chữ viết được dùng để ghi lại âm thanh với các đặc tính của chúng. Môn học ký âm là ghi lại âm thanh bằng các ký hiệu âm nhạc trên giấy. Còn mônhọc xướng âm là đọc lên những ký hiệu âm nhạc (đã được ký âm) đúng cao độ và trường độ của chúng. Trong nhiều nền văn hóa từ xa xưa đến tận ngày nay, âm nhạc luôn được xem là một phần quan trọng và không thể thiếu của cuộc sống.
Thế còn âm nhạc Việtn Nam? Nó cũng rất phong phú và đa dạng. Do các yếu tố về lịch sử làm thuộc địa của nhiều nước như Nhật, Pháp, Mỹ, Trung Quốc nên nền âm nhạc Việt Nam mang cả yếu tố bản địa và chịu ảnh hưởng của cả các nền âm nhạc bên ngoài. Cùng với các nước khác như Hàn, Nhật và Mông Cổ, âm nhạc Việt Nam chịu sự chi phối nhiều nhất từ quốc gia láng giềng là Trung Quốc.
Chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về các loại hình âm nhạc cũng như nhạc cụ tại Việt Nam vào những bài viết tiếp theo. Còn sau đây, chúng ta sẽ nói về tác dụng của âm nhạc đến cuộc sống con người nhé.
Âm nhạc có ảnh hưởng tích cực rất nhiều đến đời sống con người. Các nghiên cứu từ xa xưa đã chỉ ra rằng, âm nhạc, đặc biệt là thể loại nhạc giao hường có tác dụng rất tốt, kích thích sự phát triển trí não, đặc biệt là thai nhi và trẻ sơ sinh. Do đó người ta khuyên cho trẻ nghe nhạc để phát triển trí tuệ của chúng.
Trong chiến tranh, âm nhạc cũng được cho là sức mạnh tinh thần cho đồng đội: “tiếng hát át tiếng bom”. Chỉ trong giây lát, âm nhạc có thể làm cho con người chuyển đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, ví dụ như vui, buồn, phấn chấn… Chính vì lý do này mà có một số thể loại nhạc trước đây đã bị cấm lưu hành vì lý do “làm chùn bước chiến sĩ”.
Người ta cũng cho rằng âm nhạc làm dịu tâm thần như các bài viết trước mà Suối Nhạc Quang Trung đã đề cập. Một liệu pháp chữa bệnh được áp dụng kết hợp cho các bệnh nhân bị bệnh tâm thần và tự kỷ là dùng âm nhạc làm giảm các cơn phấn khích, giúp họ bộc lộ tâm sự bên trong bị dồn nén, giải tỏa áp lực cho bệnh nhân.
Trước đây, nhất là trong thời đạiLa Mã, các chiến binh trước khi ra trận thường được nghe các khúc nhạc mạnh mẽ mang tích chất cổ vũ, khích lệ để họ lấy được tinh thần để chiến đấu dũng cảm. Khi giao tranh, để cổ vũ cho tinh thần binh sỹ, người ta cũng thường đánh trống, khua chiêng một cách dồn dập để các chiến binh xông lên.
Đúng là chúng ta không thể chối bỏ sức ảnh hưởng của âm nhạc trong bất kì tình huống nào đúng không mọi người? Âm nhạc thật sự là một liều thuốc thần kì, một phương pháp chữa trị tốt nhất trong mọi thời đại mà Suối Nhạc Quang Trung từng biết đến. Vậy tại sao chúng ta không để con em chúng ta cũng như chính bản thân mình được tiếp xúc, được học nhạc cụ để tạo ra âm nhạc trong chính ngôi nhà mình nhỉ?