MÔN HỌC

Giáo dục âm nhạc Việt Nam ảnh hưởng từ đâu?

Trường phái vĩ cầm Nga, tuy sinh sau đẻ muộn so với môt số nước châu Âu như: Đức, Pháp, Áo, Bỉ… Nhưng kể từ nửa sau của thế kỷ 19 cho tới ngày nay, nó vẫn chiếm vị trí dẫn đầu trên thế giới.

Điều gì đã khiến cho trường phái này đạt được thành tựu vinh quang như vậy, hãy cùng với Suối Nhạc Quang Trung tìm hiểu nhé?

giáo dục âm nhạc việt nam ảnh hưởng từ nền âm nhạc nga

Cha tổ của trường phái vĩ cầm Nga là ai?

Đó chính thiên tài sư phạm Leopold Auer sinh năm 1845. Ông là người gốc Hungary, từ nhỏ ông học đàn violin với thầy giáo Ridley Kone ở quê nhà, tiếp theo đó ông học với J.Don’t và J.Joachim. Cả hai người thầy này đều là những tay đàn điêu luyên bậc thầy của châu Âu thế kỷ 19. Họ là đệ tử của trường phái vĩ cầm Wien (Áo), là học trò của I. Helmesberger – người đã học với thiên tài violin Pháp Baillot và trở thành sư tổ của trường phái vĩ cầm Wien. L. Auer đã từng là nghệ sĩ độc tấu, nhạc trưởng của những dàn nhạc thính phòng nổi tiếng châu Âu: Dusseldorf, Hamburg.

Vào nửa đầu thế kỷ 19, âm nhạc Nga nói chung và nghệ thuật biểu diễn đàn vĩ cầm nói riêng còn khá khiêm nhường so với âm nhạc của một số nước khác. Nước Nga đã mở rộng cửa mời gọi những tài năng âm nhạc nước ngoài tới làm việc và truyền bá những thành tựu của truyền thống âm nhạc châu Âu.

giáo dục âm nhạc việt nam ảnh hưởng từ nền âm nhạc nga

Tháng 9 năm 1868 L. Auer đã nhân lời mời tới làm việc tại nhạc viện Petersburg. Ông đã quảng bá những phương pháp giảng dậy âm nhạc riêng, bao gồm những nguyên tắc học thuật mang tính khoa học cao cũng như truyền bá những kinh nghiệm biểu diễn điêu luyện. Ông đặc biệt coi trọng vấn đề diễn giải nội dung nghệ thuật, ý đồ tư tưởng cũng như phong cách, gửi gấm trong tác phẩm; luôn đòi hỏi học trò thể hiện bản sắc riêng. Ông đã đào luyện một thế hệ vĩ cầm thiên tài như: Hayfets, Milstein, Abaldian, Eidlin, Tseitlin … Từ những nguyên tắc sư phạm cơ bản của ông, những thế hệ vĩ cầm sau này như: Poliakin, Jampolsky, Mostras, Jankelevich đã phát triển thành những trường phái tiên tiến mà thành tựu đã được các nghệ sĩ vĩ cầm Nga – Xô viết tên tuổi chứng minh như Kogan, Oistrach, Grach, Bochkova, Tretiakov…

giáo dục âm nhạc việt nam ảnh hưởng từ nền âm nhạc nga

Những liên hệ thực tế trong việc giáo dục âm nhạc của Việt Nam

Những người làm công tác âm nhạc ở Việt nam, tự hào vì đã có một vài thế hệ nghệ sĩ vĩ cầm tài năng, được đào tạo tại Nga và cũng đã gặt hái được những thành tích đáng kể trên trường quốc tế.

Nghiên cứu những tinh hoa của trường phái vĩ cầm Nga sẽ mở ra cho chúng ta những khả năng mới trong việc phát triển ngành nghệ thuật biểu diễn vĩ cầm Việt nam trong tương lai.

giáo dục âm nhạc việt nam ảnh hưởng từ nền âm nhạc nga

Đứng ở góc độ của những người làm công tác đào tạo, chúng ta rất cần được trang bị những phương pháp sư phạm tiên tiến, mang tính khoa học cao và hiện đại, cũng như mở rộng kiến thức, học hỏi kinh nghiệm của các trường phái khác trên thế giới, để có thể mau chóng hòa nhập vào ngôi nhà âm nhạc hàn lâm chung. Tuy nhiên, âm nhạc cổ điển, hàn lâm là một lĩnh vực chúng ta không có truyền thống, hay nói một cách khác, truyền thống âm nhạc hàn lâm ở Việt nam còn rất non trẻ. Do vậy, hơn lúc nào hết, ngày nay chúng ta cần đặc biệt chú ý tới trang bị kiến thức lý luận cho những người làm công tác đào tạo âm nhạc.

giáo dục âm nhạc việt nam ảnh hưởng từ nền âm nhạc nga

Như chúng ta đã biết, âm nhạc là một trong những lĩnh vực tinh tế nhất của nghệ thuật. ” Không phải là vô ích khi người ta coi quá trình giảng dạy âm nhạc là một quá trình sáng tạo. Nếu trong khoa học, đặc trưng của nó là tìm kiếm một giải pháp đúng duy nhất, hay là một trong những giải pháp đúng, thì trong nghệ thuật nói chung và âm nhạc nói riêng, đặc trưng của nó là có nhiều cách để phát triển một ý đồ nhất định” (Theo V.I.Avratiner). Tính sáng tạo cần được thể hiện trong quá trình đào tạo, quá trình tiếp thu, quá trình cống hiến những hiểu biết, kỹ năng thực hiện, kinh nghiệm nghề nghiệp nhất là trong hoạt động biểu diễn.

Đối với giảng dạy âm nhạc, đó là quá trình tiếp xúc tinh tế giữa những cá thể là thầy và trò, hay là giữa cá thể là thầy và tập thể là các học trò? Vai trò của người thầy ở đây cực kỳ quan trọng. Nhà nghiên cứu sư phạm âm nhạc Nga Raznikov đã từng nói: “Truyền bá âm nhạc – có nghĩa là, không chỉ truyền bá những kiến thức, mà còn giáo dục và gieo vào người học trò tính cách, hình thành cho họ thái độ đối với cuộc sống, phát triển ở họ thẩm mỹ nghệ thuật”.

Đứng ở góc độ trao đổi thông tin, thì quá trình giảng dạy âm nhạc là quá trình thường xuyên điều chỉnh thẩm mỹ, kỹ năng biểu diễn và tích lũy, có nghĩa là tác động có chủ đích tới sự phát triển âm nhạc, kỹ năng biểu diễn của học trò. Đặc biệt quan trọng đối với giảng dạy âm nhạc là sự lan truyền cảm xúc, phát triển thẩm mỹ nghệ thuật, khả năng diễn xuất tích cực, biểu hiện mức độ tiếp thu kiến thức và khả năng thực hiện của học sinh.

Trong giảng dạy âm nhạc, thầy dạy chuyên môn là người giữ vai trò chính trong sự hình thành, phát triển cá tính một cách hài hoà của học trò” (Theo V.I.Avratiner).

giáo dục âm nhạc việt nam ảnh hưởng từ nền âm nhạc nga

Lần tiếp xúc đầu tiên của trẻ em với nhạc cụ, lúc đó học trò còn chưa từng biết cách sử dụng, chưa từng biết các phương tiện thể hiện và quy luật cấu trúc thế nào, mong muốn duy nhất của học trò là thể hiện ý nghĩ, trạng thái xúc động, tâm trạng của mình trên đàn. Thời gian đầu tiên, nhà sư phạm hay bắt gặp những ngẫu hứng bản năng tự nhiên; dần dần tiếp cận với nhạc cụ, thầy giáo dạy cho em những thủ pháp, phong cách, loại hình của âm nhạc, người thầy thay thế những ngẫu hứng tự nhiên bằng biểu diễn những tác phẩm cụ thể hoặc là các trích đoạn các tác phẩm.

“Người thầy dẫn dắt học trò vào thế giới của nghệ thuật âm nhạc, giải phóng các em khỏi sự phát triển của những ngẫu hứng bản năng. Nghĩa vụ và trách nhiệm của người thầy, dường như là ý muốn dẫn dắt học trò tới trình độ phát triển âm nhạc cao, đạt được năng lực thể hiện âm nhạc một cách tự nhiên, tự diễn cảm âm nhạc trên cơ sở những gì đã học được; thể hiện tất cả những sự tinh tế của nghệ thuật âm nhạc, sự mài dũa nghiêm túc kỹ năng của mình cho phù hợp với những chuẩn mực lý tưởng” (Theo V.G.Raznikov). Muốn có thành công trong hoạt động sư phạm, đòi hỏi phải có được tài năng sư phạm và nắm được những kiến thức sư phạm, kỹ năng thực hiện và những kinh nghiệm chuyên nghiệp nhất định.

Tài năng sư phạm thể hiện bằng khả năng đồng cảm, khả năng kết cấu vận hành, khả năng truyền cảm và thuyết phục, khả năng ngoại giao trong tiếp xúc với học sinh, khả năng tổ chức và tất nhiên là năng lực lý luận học thuật.

giáo dục âm nhạc việt nam ảnh hưởng từ nền âm nhạc nga

Năng lực lý luận học thuật, là phẩm chất chiếm vị trí hàng đầu trong tất cả các năng lực, thể hiện trong nhu cầu truyền đạt kiến thức cho người khác và nhu cầu tìm cách nắm bắt kiến thức đó của họ” (Theo A.L.Gosdiner); năng lực này cũng giống như là tính truyền cảm – cốt lõi của tài năng âm nhạc, cũng như tài năng giảng dạy.

Đào tạo nghệ sĩ tương lai chỉ thành công khi mà mối quan hệ giữa thầy và trò trở thành quan hệ sáng tạo tương tác. Trong đó, tài năng âm nhạc của thầy chiếm vị trí hàng đầu; tuy nhiên, nếu người thầy là một tài năng âm nhạc sáng tạo, nhưng lại không có tài sư phạm nổi trội, thì nghệ thuật sáng tạo của ông, nói một cách chính xác, không khơi dậy những niềm say mê, hưng phấn trong học trò, mà nhịp đập sáng tạo của người thầy chỉ tìm thấy ở một vài học sinh cá biệt. Đó cũng là lý do vì sao một số nhà biểu diễn lỗi lạc đã không trở thành những nhà giáo lỗi lạc. Những nhạc sỹ này có một trong những phẩm chất cần thiết cho đào tạo âm nhạc đó là tài năng âm nhạc; nhưng, người có năng lực sư phạm và tài nghệ sư phạm, đôi khi không nhất thiết phải có khả năng biểu diễn giỏi trên sân khấu, mà họ vẫn có điều kiện để mở ra những khả năng biểu diễn tiềm ẩn trong học trò.

giáo dục âm nhạc việt nam ảnh hưởng từ nền âm nhạc nga

Trong lịch sử ngành sư phạm âm nhạc, chúng ta thấy không ít những điển hình về sự kết hợp hài hoà giữa tài năng biểu diễn và tài năng sư phạm. Đáng kể nhất là những giáo sư và nghệ sĩ lỗi lạc như – Anton và Nicolai Rubinstein, A. Esipova, H. Negauz, D. Oistrach, S. Knushevisky…Và chúng ta cũng có thể nêu ra tên tuổi của những giáo sư lỗi lạc, mà tài nghệ biểu diễn thì chỉ chiếm vị trí thứ yếu, so với tài năng sư phạm của họ đó là S. Savshinsky, A.Tseidlin, Y. Jankelevich, P. Stoliarsky…

Ngày nay, người thầy cần phải có kiến thức chuyên nghiệp; đó là phương pháp đào tạo đúng, cho kết quả tốt nhất trong thời gian ngắn nhất và mất ít sức nhất; đồng thời, cái chính là biết ứng dụng nó vào hoạt động một cách hợp lý và xác thực.

Nguồn : www.pianominhthanh.com/suoi-nhac

     

CÔNG TY TNHH TM MINH THANH P.I.A.N.O
GPKD số: 0303233525 do Sở KH & ĐT TPHCM cấp lần đầu ngày 08/04/2004
Địa chỉ: 369 Điện Biên Phủ, Phường 4, Quận 3, TPHCM
CN 1: 779 Cách Mạng Tháng 8, P.6, Q. Tân Bình, TPHCM
CN 2: 1129b Trần Phú, P. Lộc Tiến, Tp. Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng 
 
 
 
Chấp nhận thanh toán
visabaokimmastercardnganluong