Danh mục sản phẩm |
0 |
Giỏ hàng |
Trong những năm gần đây, nhu cầu tìm hiểu và sử dụng đàn Piano tại Việt Nam đã trở nên khá sôi động. Chính điều này đã tạo nên một sức hút nhất định đối với những người yêu âm nhạc tại Việt Nam. Với kinh nghiệm nhiều năm trên thị trường piano, Minh Thanh Piano muốn chia sẻ những hiểu biết và trải nghiệm của mình để phục vụ các bạn yêu tiếng Dương cầm qua chuỗi bài viết về đàn piano, cụ thể như: lịch sử đàn piano tại Việt Nam, những kiến thức về đàn piano, các thương hiệu, cách mua đàn piano, hướng dẫn bảo quản đàn…
· Là thế hệ 6X đời đầu, có bề dày 40 năm kinh nghiệm về piano trong lĩnh vực kỹ thuật, giá trị thương hiệu và cách chọn đàn piano.
· Là kỹ thuật viên Piano phục vụ tại Sài Gòn vào thập niên 80, đã từng đóng đàn piano
· Một trong những người đầu tiên kinh doanh đàn piano tại Sài Gòn nói riêng và Việt Nam nói chung (kinh doanh piano tại địa chỉ 158A Đồng Khởi, Q1 của thập niên 90)
· Nhà phân phối đàn piano secondhand đầu tiên tại thị trường Việt Nam, đặc biệt tại Miền Bắc vào cuối thập niên 90.
Như vậy để các bạn biết, người viết đã dùng những kinh nghiệm thật và những trải nghiệm quý báu qua 4 thập kỷ để viết tuyển tập các bài về piano.
Chúng ta biết: Đàn piano forte được Bartolomeo người Ý phát minh vào thế kỷ 17 và tiền thân của nó là Harpsichord/Clavecin. Piano là nhạc cụ bàn phím có thể chơi nhẹ (piano / pianissimo) và mạnh (forte / fortissimo). Điều mà trước đây nhạc cụ Harpsichord / Clavecin không thực hiện được.
Piano có giá trị rất lớn về cả tinh thần và vật chất, do đó chỉ những bậc vua chúa quan quyền mới nghe được tiếng Dương cầm. Từ khi piano ra đời, nó xuất hiện chủ yếu tại Châu Âu nơi hoàng cung và tầng lớp quý tộc. Sau đó piano xuất hiện dần tại Châu Mỹ khoảng cuối thế kỷ 18 và sang Châu Á vào cuối thế kỷ 19 (Yamaha 1887 và Kawai 1927).
Đàn piano tại Việt Nam bắt đầu xuất hiện vào thời kỳ Pháp thuộc (1884-1945)
Như chúng ta biết, cái nôi của piano là Châu Âu và người sử dụng là tầng lớp vua chúa quan quyền, và là món ăn tinh thần không thể thiếu của tầng lớp quý tộc. Do đó khi từ khi người Pháp đặt chân đến Việt Nam thì họ cũng đã đưa những cây đàn piano nhập cảnh vào Việt Nam với các thương hiệu Pháp. Bên cạnh đó các nhà truyền giáo phương Tây đến Việt Nam cũng đem theo nhạc cụ Đại phong cầm (Fafiza) và piano để phục vụ cho nhu cầu tôn giáo của mình. Trong thời gian đó, piano của hãng Pháp, Anh và Đức như Gaveau, Pleyel, Hänsel, Robinson, Gunter & Sons.
Từ 1900-1954: Vẫn là thời của các thương hiệu như Châu Âu như: Gaveau, Pleyel, Hänsel, Robinson, Gunter & Sons, Hoffmann, C.Bechstein.
Từ 1954 đến 1975: Sau 1954 các hãng piano Mỹ với các thương hiệu như Steinway & Sons, Wurlitzer bắt đầu xuất hiện tại Miền Nam. Đặc biệt vào thập niên 60 piano của hãng Nhật lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam với 2 thương hiệu nổi tiếng là YAMAHA (với các model S2J, S2K, M1, P1, P2F) và KAWAI (với các model K48, KU5, KS1F…). Riêng tại Miền Bắc xuất hiện thêm một số hãng piano như Nocturne, Tháng 10 Đỏ (của Nga) và Rösler của Tiệp Khắc
Từ 1975 đến 1990: Thị trường Miền Bắc xuất hiện thêm một số piano sản xuất tại Đông Âu như: Belarus, Nocturne, Tháng 10 Đỏ (Nga) và Rösler (Tiệp khắc )… Riêng tại Miền Nam vẫn là những thương hiệu piano cũ còn lại của quá khứ.
Từ 1990-2000: Đây cũng là thời gian kinh tế bắt đầu thời mở cửa với nhiều ngành hàng được nhập vào Việt Nam. Các hãng piano Nhật Bản cũng bắt đầu trở lại thị trường Việt Nam. Nhưng thay vì hàng mới nguyên chiếc thì là hàng secondhand, tất nhiên 2 thương hiệu đàn piano tại Việt Nam chiếm lĩnh thị trường vẫn là Yamaha với các model như U1E, U1F, U1G, U1H, U2H, U3G, U3H… và Kawai với các model như KU1, KU3, KU5, BL31, BL51, BL61, BL71, NS, BS 20… Đây cũng là thời hoàng kim của piano secondhand Nhật Bản
Từ 2000 đến nay: Như các bạn biết, piano có xuất xứ từ Japan, nếu tính khung thời gian từ khi sản xuất đến năm thứ 40 thì điều kiện sử dụng vẫn nằm trong hệ số an toàn. Vì thế trong thời gian này các model piano secondhand của Yamaha và Kawai vẫn xuất hiện rất nhiều. Bên cạnh đó một vài thương hiệu Piano cũ Nhật Bản cũng bắt đầu có mặt trên thị phần, nhưng không đáng kể.
>> Xem thêm: Giá các loại đàn piano tại Việt Nam năm 2019
Đã qua rồi cái thời gọi là ăn no mặc ấm, rồi ăn ngon mặc đẹp và nay thì ăn sang mặc mốt.
Vào khoảng 2010 là thập niên của những chiếc đàn piano mới xuất hiện tại Việt Nam. Ngoài 2 thương hiệu Nhật Bản quen thuộc và nổi tiếng là Kawai và Yamaha. Một thương hiệu mà bất cứ ai sử dụng piano cũng ngưỡng mộ và mong ước được có nó: Steinway & Sons, một thương hiệu đàn piano nổi tiếng của thế giới qua nhiều thế kỷ, xuất xứ từ Đức đã trở lại Việt Nam. Các bạn đón chờ bài viết về bí mật của cây đàn Steinway & Sons ở những bài viết tiếp theo nhé!
Một trong những con rồng của Châu Á cũng tham gia vào thị trường đàn piano tại Việt Nam và làm cho các đối thủ đàn anh cũng phải thận trọng. Hãng Piano Samick có xuất xứ Hàn Quốc, dù là xuất hiện tại Việt Nam trễ. Nhưng Samick có bề dày lịch sử ra đời đáng nể, đặc biệt là chiếm tỷ trọng doanh số piano khá lớn trên toàn thế giới qua các model như SAMICK SK-122Q, SAMICK KC121FD/MAHP, SAMICK J303E/EBHP. Vì đây là những model “art” và nó tạo ra thế riêng cho mình mà các model của hãng khác cùng phân khúc giá tiền ko thể cạnh tranh được.
Các hãng Piano đến từ Trung Quốc cũng không bỏ qua miếng bánh của thị phần, như Strauss, Ritmuller cũng tham gia vào thị trường piano Việt Nam.
Tất nhiên còn một vài thương hiệu piano nước ngoài cũng tham gia trong thị trường đàn piano tại Việt Nam, nhưng số lượng nhỏ và không đáng kể.
Như đã nói ở phần đầu, piano có từ thế kỷ 17 tại Châu Âu. Trải qua nhiều thế kỷ với sự phát triển của thế giới. Piano phát triển rất nhiều tại Châu Âu và Châu Mỹ. Nhưng như một quy luật của vòng sinh tồn, ngoài một vài thương hiệu piano Châu Âu, Mỹ hiện nay còn tồn tại, nhưng rất nhiều thương hiệu đã đóng cửa và chấm dứt. Thay vào đó là những thương hiệu piano Châu Á, đặc biệt là piano Hàn Quốc đang trên đà phát triển mạnh. Đây cũng là xu thế chung của tiêu dùng của thế giới.
Trong cuốn Japan Piano Atlas 2000 với cả ngàn thương hiệu piano. Nhưng trong các thương hiệu đàn piano tại Việt Nam ngày nay, có lẽ YAMAHA và KAWAI vẫn là hai thương hiệu dẫn đầu, tiếp nối theo là các thương hiệu của Hàn Quốc như Samick, Young Chang và những thương hiệu từ Trung Quốc. Tất nhiên, chúng ta không thể quên sự xuất hiện của Nữ Hoàng Piano là hãng piano Steinway & Sons.
Phía trên là một vài thương hiệu đàn piano tại Việt Nam được ưa thích, hy vọng có thể đáp ứng được các yêu cầu về kinh tế và nghệ thuật cho người tiêu dùng.
Người viết: Nguyễn Quang Trung
(Vui lòng không sao chép bài viết dưới mọi hình thức)